HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ

1.Hội chứng ruột kích thích là gì?

Tên gọi khác: Rối loạn chức năng đại tràng, Viêm đại tràng co thắt, Hội chứng IBS.

Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là ở đại tràng. Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học và sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel sydrome - IBS).

2.Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

- Giảm đi sau đại tiện.

- Thay đổi hình dạng khuôn phân.

- Thay đổi số lần đi đại tiện.

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu khác:

- Số lần đại tiện không bình thường (trên 3 lần/ngày hoặc dưới 3 lần/tuần).

- Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

- Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều, hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

- Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

- Phân có nhầy mũi nhưng không có máu.

Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

3.Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

- Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa: Tăng tính nhạy cảm, nội tạng dễ kích thích.

- Khả năng chịu áp lực của một số đoạn ruột đối với khối thức ăn bị giảm hơn so với bình thường.

- Rối loạn vận động của ruột: tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.

4.Điều trị hội chứng ruột kích thích

- Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

- Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa,...).

. Chế độ luyện tập:

- Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng mỗi buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

- Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

. Thuốc điều trị triệu chứng:

- Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon...

- Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Duphalac...)

- Chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium....

- Chống đầy bụng: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt...

- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...

5.Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Việc điều chỉnh chế độ ăn và biết cách giữ thăng bằng tâm lý trong cuộc sống sẽ hạn chế tối đa việc xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn nên để ý theo dõi các loại thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh.

"Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý đường tiêu hóa mãn tính, hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, thay đổi thói quen đại tiện (táo bón và tiêu chảy thường xuyên). Ăn uống điều độ giúp ổn định bệnh."

 

0246 651 8979 phuctrangkhang@gmail.com

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?