VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN TÍNH

Viêm đại tràng mạn tính không chỉ gây biến chứng nguy hiểm mà còn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính là gì? Làm thế nào để làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết.

VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH LÀ GÌ?

Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Theo thống kê gần đây, ở Việt Nam, số người mắc căn bệnh này chiếm khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.

Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Trong trường hợp nhẹ, bệnh khiến niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu. Trường hợp nặng, có thể xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí hình thành những ổ áp xe ở đại tràng. Người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính lâu năm có thể bị giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng (do lỵ amip), phình đại tràng, xuất huyết đại tràng. Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng sau 8 – 10 năm, nhất là trong các trường hợp có nhiều polyp đại tràng với kích thước lớn.

Theo y học hiện đại, các trường hợp viêm đại tràng mạn tính đều xuất phát từ viêm đại tràng cấp tính không được điều trị dứt điểm. Còn theo Y học cổ truyền, viêm đại tràng mạn tính xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như:

– Tỳ vị tố hư, khí trệ thực tích: Cơ thể vốn bị suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày dẫn đến chức năng tiêu hóa kém đi, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động.

– Ăn uống không điều độ, sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, uống nhiều rượu bia.

– Tâm thần bất an: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, buồn phiền cũng là một trong những yếu tố khiến viêm đại tràng cấp tính khởi phát, lâu dần có thể dẫn đến mạn tính.

TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH

Viêm đại tràng mạn tính thường có các dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng. Cụ thể:

  • Đau quặn bụng từng cơn hoặc âm ỉ ở phần dưới rốn, đôi khi đau dọc theo khung đại tràng. Khi đau thường buồn đi ngoài, khi đi được rồi thì thấy đỡ hơn. Các cơn đau rất dễ tái phát, đặc biệt là về ban đêm.
  • Rối loạn đại tiện: Người viêm đại tràng mạn tính thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu.
  • Bụng hơi chướng, cảm giác bụng căng tức, ấm ách, khó chịu.
  • Toàn thân mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá… Ở giai đoạn muộn, người bệnh bị gầy, sút cân, thiếu máu, cơ thể suy nhược, thậm chí một số khối u quá lớn ở thành đại tràng sẽ gây biến chứng tắc ruột.

Ngoài ra, khi nội soi đại trực tràng thường thấy hiện tượng viêm niêm mạc, có thể xuất hiện vết loét, ổ loét được phủ lớp nhầy trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ tổn thương đang hoạt động. Xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào mủ, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH, NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG

Khi nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng nêu trên, rất có thể viêm đại tràng mạn tính đang có nguy cơ “đe dọa” sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn chế độ ăn uống, làm việc phù hợp; sử dụng thuốc theo đúng tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Thực hiện chế độ ăn uống, làm việc khoa học

Một số lưu ý sau đây bạn cần ghi nhớ để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn:

  • Không ăn các loại thực phẩm như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá…
  • Khi bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Khi bị tiêu chảy, không được ăn chất xơ để tránh thành ruột bị tổn thương, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ hoặc xay nhừ.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
  • Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt bởi chúng gây khó tiêu, chất đạm trong sữa cũng có thể gây dị ứng.
  • Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào.
  • Tránh stress kéo dài và lo lắng thái quá sẽ dẫn đến giảm nhu động ruột, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
  • Tích cực vận động, rèn luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước.

Áp dụng biện pháp Tây y chữa bệnh

Tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc trị viêm đại tràng mạn tính hợp lý. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị như:

  • Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng, chống viêm…
  • Giảm đau, chống co thắt, giảm nhu động ruột
  • Cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn
  • Thuốc an thần kinh

Các loại thuốc trên chủ yếu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chữa trị tổn thương thành đại tràng, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm đối với cơ thể, nhất là gan, thận, dạ dày… Do đó, bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ, không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược

Thay vì uống thuốc tây và nơm nớp lo sợ sẽ gặp phải tác dụng phụ, hiện nay, đông đảo người bệnh đã chuyển sang sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược

0246 651 8979 [email protected]

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?