Hội chứng ruột kích thích

HỘI RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ

 Các chuyên gia y tế cho biết, hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng. Tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi người bệnh đi thăm khám, hoặc làm các xét nghiệm thường khó nhận ra.

➢ Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, chủ yếu thường xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên ở trẻ em cũng rất thường gặp.

➢ Hội chứng này lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu để lâu không điều trị, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

  Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất thường gặp. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra IBS là gì không phải ai cũng biết.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng này. Nhưng các bác sĩ đã chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cụ thể như sau

2. NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

2.1. Co thắt cơ trong ruột

Các bác sĩ cho biết, thông thường thành ruột của chúng ta được lót bằng các lớp cơ. Lớp này có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng.

Tuy nhiên, khi mắc hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Vì vậy dẫn đến tình trạng đầy hơi ,đau bụng và tiêu chảy.

Ngược lại, khi bị co thắt đường ruột, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

2.2. Hệ thần kinh đường tiêu hóa

Hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến đại tràng đầy hơi, cứng bụng. Ngoài ra, sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể phản ứng quá mức. Từ đó, gây ra các hiện tượng đau, táo bón hoặc tiêu chảy.

2.3. Nhiễm trùng nặng

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đôi khi còn do các bệnh lý gây ra. Nếu bạn đang gặp phải đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột), nếu không được điều trị triệt để bạn cũng có thể bị IBS.

2.4. Căng thẳng, Stress

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích đều có thời gian bị stress, căng thẳng, rối loạn âu lo,…Hơn nữa, tình trạng bệnh của bạn sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, khi bạn thường xuyên bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

2.5 Những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột

Đôi khi sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể gây kích thích đường ruột.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Theo các ghi chép về triệu chứng lâm sàng của hội chứng ruột kích thích bao gồm các thể chính như:

3.1. Đau, cứng bụng

Người bị IBS thường xuất hiện những cơn đau không cụ thể, không xác định được vị trí. Các cơn đau có thể cảm thấy ở dọc khung đại tràng. Đau nhiều sau khi ăn, đôi khi chưa kịp ăn xong đã có cảm giác đau, nổi cục bụng  dưới bên trái, nhất là khi ăn phải đồ ăn lạ.

Nhiều trường hợp cũng có thể đau do lạnh bụng. Cơn đau có thể kéo dài 1-2 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Hoặc một tháng có thể đau vài lần, cũng có người bệnh nhiều tháng mới đau một lần. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người.

3.2. Táo bón và tiêu chảy

Một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích phải kể đến đó là người bệnh bị đi phân táo kèm theo nhầy bọc phân. Ngoài ra trong một số trường hợp người bệnh có thể bị IBS thể tiêu chảy (đi ngoài tiêu chảy) hoặc thậm chí vừa táo vừa tiêu chảy.

Tuy nhiên, phân trong hội chứng IBS thường không có máu. Nếu có máu thì không phải do bệnh này gây lên.

Ngoài các triệu chứng chính kể trên, các rối loạn khác có thể gặp phải là:

  • Có cảm giác nặng bụng, bụng đầy hơi.
  • Mất ngủ
  • Trung tiện nhiều lần, nhưng luôn có cảm giác chưa đi hết phân,
  • Nhức đầu.

3.3. IBS (hội chứng ruột kích thích) ở nam giới

Các triệu chứng của IBS ở nam giới giống với hầu hết các biểu hiện kể trên. Tuy nhiên, nam giới thường chủ quan không đi thăm khám và điều trị. Chỉ đến khi các triệu chứng bệnh trở nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm thì nam giới mới đi khám, kiểm tra. Lúc này bệnh đã chuyển sang mãn tính, việc điều trị có phần khó khăn hơn.

3.4. IBS (hội chứng ruột kích thích) ở nữ giới

Các triệu chứng đại tràng kích thích ở nữ giới thường xảy ra nhiều ở thời kỳ có kinh nguyệt. Hoặc chị em sẽ gặp phải nhiều triệu chứng liên quan đến IBS trong thời gian này.

Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, phụ nữ mãn kinh ít có triệu chứng hơn phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, các triệu chứng bệnh sẽ tăng lên. Điều này có thể giải thích rằng việc rối loạn nội tiết tố cũng làm tăng nặng thêm triệu chứng của bệnh.

4. IBS ĐAU NHƯ THẾ NÀO?

Nhắc đến hội chứng ruột kích thích, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng, hội chứng ruột kích thích đau như thế nào?. Làm thế nào để phân biệt được giữa cơn đau của IBS với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Các chuyên gia y tế cho biết, các cơn đau của IBS giống như cảm giác bị chuột rút. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp phải ít nhất hai trong số những triệu chứng dưới đây:

  • Thay đổi tần suất đại tiện
  • Giảm đau sau khi đi đại tiện
  • Thay đổi tính chất phân

HỘI RUỘT KÍCH THÍCH LÀ GÌ

 Các chuyên gia y tế cho biết, hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng. Tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, khi người bệnh đi thăm khám, hoặc làm các xét nghiệm thường khó nhận ra.

➢ Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, chủ yếu thường xảy ra ở người trưởng thành, tuy nhiên ở trẻ em cũng rất thường gặp.

➢ Hội chứng này lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu để lâu không điều trị, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

  Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất thường gặp. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra IBS là gì không phải ai cũng biết.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng này. Nhưng các bác sĩ đã chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cụ thể như sau

2. NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

2.1. Co thắt cơ trong ruột

Các bác sĩ cho biết, thông thường thành ruột của chúng ta được lót bằng các lớp cơ. Lớp này có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng.

Tuy nhiên, khi mắc hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Vì vậy dẫn đến tình trạng đầy hơi ,đau bụng và tiêu chảy.

Ngược lại, khi bị co thắt đường ruột, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

2.2. Hệ thần kinh đường tiêu hóa

Hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến đại tràng đầy hơi, cứng bụng. Ngoài ra, sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể phản ứng quá mức. Từ đó, gây ra các hiện tượng đau, táo bón hoặc tiêu chảy.

2.3. Nhiễm trùng nặng

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đôi khi còn do các bệnh lý gây ra. Nếu bạn đang gặp phải đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột), nếu không được điều trị triệt để bạn cũng có thể bị IBS.

2.4. Căng thẳng, Stress

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích đều có thời gian bị stress, căng thẳng, rối loạn âu lo,…Hơn nữa, tình trạng bệnh của bạn sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, khi bạn thường xuyên bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

2.5 Những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột

Đôi khi sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể gây kích thích đường ruột.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Theo các ghi chép về triệu chứng lâm sàng của hội chứng ruột kích thích bao gồm các thể chính như:

3.1. Đau, cứng bụng

Người bị IBS thường xuất hiện những cơn đau không cụ thể, không xác định được vị trí. Các cơn đau có thể cảm thấy ở dọc khung đại tràng. Đau nhiều sau khi ăn, đôi khi chưa kịp ăn xong đã có cảm giác đau, nổi cục bụng  dưới bên trái, nhất là khi ăn phải đồ ăn lạ.

Nhiều trường hợp cũng có thể đau do lạnh bụng. Cơn đau có thể kéo dài 1-2 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Hoặc một tháng có thể đau vài lần, cũng có người bệnh nhiều tháng mới đau một lần. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người.

3.2. Táo bón và tiêu chảy

Một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích phải kể đến đó là người bệnh bị đi phân táo kèm theo nhầy bọc phân. Ngoài ra trong một số trường hợp người bệnh có thể bị IBS thể tiêu chảy (đi ngoài tiêu chảy) hoặc thậm chí vừa táo vừa tiêu chảy.

Tuy nhiên, phân trong hội chứng IBS thường không có máu. Nếu có máu thì không phải do bệnh này gây lên.

Ngoài các triệu chứng chính kể trên, các rối loạn khác có thể gặp phải là:

  • Có cảm giác nặng bụng, bụng đầy hơi.
  • Mất ngủ
  • Trung tiện nhiều lần, nhưng luôn có cảm giác chưa đi hết phân,
  • Nhức đầu.

3.3. IBS (hội chứng ruột kích thích) ở nam giới

Các triệu chứng của IBS ở nam giới giống với hầu hết các biểu hiện kể trên. Tuy nhiên, nam giới thường chủ quan không đi thăm khám và điều trị. Chỉ đến khi các triệu chứng bệnh trở nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm thì nam giới mới đi khám, kiểm tra. Lúc này bệnh đã chuyển sang mãn tính, việc điều trị có phần khó khăn hơn.

3.4. IBS (hội chứng ruột kích thích) ở nữ giới

Các triệu chứng đại tràng kích thích ở nữ giới thường xảy ra nhiều ở thời kỳ có kinh nguyệt. Hoặc chị em sẽ gặp phải nhiều triệu chứng liên quan đến IBS trong thời gian này.

Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, phụ nữ mãn kinh ít có triệu chứng hơn phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, các triệu chứng bệnh sẽ tăng lên. Điều này có thể giải thích rằng việc rối loạn nội tiết tố cũng làm tăng nặng thêm triệu chứng của bệnh.

4. IBS ĐAU NHƯ THẾ NÀO?

Nhắc đến hội chứng ruột kích thích, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng, hội chứng ruột kích thích đau như thế nào?. Làm thế nào để phân biệt được giữa cơn đau của IBS với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Các chuyên gia y tế cho biết, các cơn đau của IBS giống như cảm giác bị chuột rút. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp phải ít nhất hai trong số những triệu chứng dưới đây:

  • Thay đổi tần suất đại tiện
  • Giảm đau sau khi đi đại tiện
  • Thay đổi tính chất phân

 

0246 651 8979 [email protected]

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?